Chỉ vài mẹo nhỏ để biết được sofa tốt hay không! Bạn đã biết chưa. Với tốc độ phát triển hiện nay đặc biệt với công nghệ thông tin đã giúp chúng ta tiếp cận được các loại sản phẩm hàng hóa nói chung và sofa nói riêng. Ngoài những mặt tích cực ra thì vẫn còn nhiều điều hạn chế bởi đại trà, bão hòa thông tin và chất lượng sản phẩm kém cũng rất nhiều. Thật không may mắn nếu bạn là một người trong số đó nếu lỡ mua phải những bộ sofa kém chất lượng đó. Vậy có cách nào để đánh giá sơ qua một bộ sản phẩm có được tốt hay không? thưa rằng với các bạn là có và chi tiết hơn bạn hãy xem các phần sau đây:
1. Đánh giá trực quan sofa bằng mắt thường từ thẩm mỹ tổng quát đến chi tiết:
Một bộ sofa đẹp nó có hội tụ đủ nhiều yếu tố những chắc chắn độ thẩm mỹ của bộ sofa tốt hầu hết sẽ có những nét đẹp riêng tinh tế và được làm cẩn thận tỉ mỉ nhiều hơn. Đầu tiên bạn hãy quan sát tổng thể bộ ghế từ màu sắc đến những bố cục xem có hợp lý hay không. Hãy so sánh những điểm cảm thấy ưng mắt với những điểm còn chưa được đẹp trên cùng một sản phẩm để biết được liệu rằng đó có phải là lỗi sản phẩm không hay là kiểu cách nó như vậy. Sau rồi bạn hãy đến từ từng chi tiết nhỏ trên bộ ghế sofa đánh giá từng đường may nét chỉ xem có được đều đặn may tỉ mỉ sắc nét hay đường may quá bị lệch lạc và không được mọng và sâu chỉ. Với một bộ sofa tốt đều được làm theo từng công đoạn và có với mỗi công đoạn lại có những bước làm chau chuốt cẩn thận để khi khớp vào với nhau sẽ đều và chính xác không chỉ về kết cấu sản phẩm mà còn đẹp cả về độ thẩm mỹ.
2. Cảm nhận bằng xúc giác trên phần chất liệu bọc bên ngoài sofa:
Bên ngoài là chất liệu được bọc cho sofa được làm bằng loại nỉ hoặc da hoặc một chất liệu nào đó để tạo màu sắc và thẩm mỹ cho sofa. phần chât liệu bên ngoài này rất là quan trọng bởi nó là phần tiếp xúc trực tiếp khi sử dụng cho nên nếu bạn không có cách xem và lựa chọn tốt thì rất hay bị nhầm. Chỉ với mẹo nhỏ như thế này sẽ giúp bạn có được chất liệu bọc bên ngoài sofa như mình mong muốn.
Đầu tiên hãy xem cho thật kĩ gam màu và vân hãy những chỉ sợi của mẫu chất liệu bọc bên ngoài bộ sofa đó và bạn hãy hỏi người bán hàng đưa quyển mẫu thực tế đó cho bạn đối chiếu và xem ngay trên quyển mẫu để xem họ có nói đúng những gì họ làm hay không. Cảm nhận bằng bề mặt xúc giác ở tay để cảm nhận độ lì, dẻo dai và chắc khỏe hoặc êm mềm của chất liệu xem có trùng khớp với mẫu hay không. Nhìn và soi thật kĩ từng màu sắc ánh vân và để có một trực giác tốt nhất khi đánh giá sản phẩm từ đó sẽ có những kinh nghiệm nhiều hơn khi xem các mẫu sofa tốt hay không.
3. Thử độ bền của mút bằng cách ấn chịu lực cho sofa:
Với chất liệu mút của sofa các bạn cần thử xem trên sản phẩm bằng cách ấn vào 2 thứ quan trọng nhất đó là mặt đệm và tay ghế sofa bởi 2 phần đó là phần quan trọng chịu lực nhiều nhất, cho nên cần phải có mút tốt để giữ được phom ghế và độ đàn hồi của mút sofa cao sẽ làm cho ngồi được cảm giác êm ái và mềm mại nhưng không bị xẹp lún. Chỉ với cách đơn giản như ấn mạnh và giữ một lúc tại phần đệm ngồi và tay ghế sau đó hãy nhả ra để bạn cảm nhận được độ nảy và đàn hồi của mút có tốt hay không, hãy cảm nhận thật kỹ bằng cảm giác có lực mạnh đẩy tay bạn lại thì đó sẽ là mút tốt và đanh nhé. Cách ấn mút như thế này sẽ giúp bạn đánh giá đc mút được làm bao nhiêu cm bởi nếu mút mỏng bạn dễ dàng ấn đến gỗ và như vậy nguyên vật liệu mút đã bị dùng ít đi, hàng sofa chợ sẽ hay làm như vậy còn sofa tốt sẽ không.
4. Thử độ bền của khung cốt bằng việc ấn lực lên ghế:
Phần khung sofa là phần ghế chịu lực toàn bộ nên khi bạn chọn sofa nào chắc chắn hãy ngồi lên ghế và thật nhiều người đi xem ngồi thử càng nhiều càng tốt như vậy sẽ biết tải trọng bộ sofa đó có cao hay không. Hãy khéo léo tạo một lực lên ghế ngồi để xem có hiện tượng võng ghế hay bị kêu tiếng động gì từ gỗ hay không. Nếu một bố sofa tốt sẽ rất khỏe và hoàn toàn không có hiện tượng gì. Bạn cũng tạo lực lên tay ghế vì phần đó cũng chịu lực rất quan trọng các bạn nhé. Ngoài ra hãy kiểm tra ghế xem có chân chịu lực ở giữa hay không và ghế khỏe sẽ có tối thiểu 5 chân đến 8 chân tùy theo kích thước. Nếu chỉ được bắt 4 chân ghế với kích thước dài thì rất dễ bị võng ghế sau thời gian sử dụng.